Những ngã rẽ tình cờ: Chất chống dính từ khí sinh hàn máy lạnh

 

Chắc hẳn giờ hộ gia đình nào cũng sở hữu chiếc chảo chống dính tiện lợi ở trong căn bếp của mình. Dễ vệ sinh, đun nấu tiện, thức ăn được chế biến đẹp mắt, ít khi bị vỡ nát.

Tất nhiên với sự tiện lợi đó, ta không nên quên cảm ơn người đàn ông đã tạo ra được chất chống dính tuyệt vời vậy. Đó là chính là Roy J. Plunkett.

Tháng 4 năm 1938, Roy J. Plunkett, lúc ấy đang làm việc ở Phòng thí nghiệm hãng DuPont quyết định thử dùng tetrafloetilen làm khí sinh hàn cho máy lạnh. Ông mở van một bình thép chứa khí nén không thấy có khí thoát ra, cân lại thấy khối lượng bình không đổi. “Van không hỏng, khí đi đằng nào”, ông bắt đầu cảm thấy tò mò. Ông cưa đôi bình thép và thấy một lớp polyme bám chặt phía trong thành bình, hơ nóng không chảy, trơ với mọi hoá chất mà ông thử. Đó chính là teflon. Chất được dùng cho chiếc chảo chống dính kể trên và ở trong nhiều lĩnh vực khác nữa.

teflon

 

Người thường, sau khi thực hiện thí nghiệm không thành công, không thể sử dụng bình khí làm khí sinh hàn như dự tính ban đầu có lẽ đã vứt bình khí đó đi và thử cái khác. Nhưng Roy J. Plunkett đã không làm thế. Chính sự tò mò, ham học hỏi, tìm hiểu vấn đề đã xảy ra một cách cặn kẽ sâu sắc, đã giúp ông có được phát minh vô cùng hữu ích cho nhân loại đến tận ngày nay. Plunkett cũng được nhận một số lượng cổ phiếu đáng kể của hãng DuPont với phát hiện này.

Có thể bạn không đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, nhưng hãy nhìn nhận mọi thứ một cách linh hoạt hơn, bình tĩnh hơn. Không có thử nghiệm, thành quả nào là hoàn toàn vô giá trị cả. Biết đâu một ngã rẽ khác tươi sáng hơn lại tới với bạn.

Leave a comment